This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Diếp cá thanh nhiệt giải độc

Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.

Liều dùng cách dùng: 10 - 30g khô, 30 - 60g tươi.

Một số cách chữa bệnh có diếp cá:

Chữa đau sưng: Diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng (Nam dược thần hiệu)

Chữa sởi: Diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Thuốc thúc sởi mau phát ra ngoai.

Chữa viêm phổi: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô căn 20g, liên kiều 20g, hạnh nhân 12g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 5g. Thạch cao sắc trước 15 phút; hoàng liên giã dập, cho các vị thuốc vào sắc uống làm 2 lần trong ngày. Nếu khó thở, thêm đinh lịch tử 12g, tang bạch bì 12g; nếu ho ra máu thêm bạch mao căn 12g.

Chữa viêm xoang nhiễm khuẩn: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, tri mẫu 12g, mạch môn 12g. Thạch cao sắc trước 15 phút, sau đó cho các vị thuốc vào, sắc uống. Ngày uống 1 thang.

Diếp cá.

Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu thì bỏ hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng 12g, bạc hà 12g.

Diếp cá trộn củ rau diếp: Diếp cá tươi 100g, rau diếp tươi 100g. Rửa sạch hoặc nhúng qua nước sôi, thái đoạn, cho thêm 2 - 3g bột muối, trộn đều. Pha sẵn nước gia vị gồm: tương giấm, dầu vừng, gừng tỏi được bỏ vỏ gia nát, hành đập giập. Tất cả đem trộn làm sa lát, cho ăn. Dùng cho các trường hợp ap-xe phổi, viêm khi phế quản, viêm đường tiết niệu.

Xi-rô tỳ bà diếp cá: Lá diếp cá 60g, lá tỳ bà 20g, nước ép bí đao 100ml. Lá diếp cá và tỳ bà đem ép lấy nước. Tất cả nước ép này cũng đem trộn đều, thêm chút đường trắng hòa tan. Dùng cho các bệnh nhân viêm khí phế quản, nóng sốt ho nhiều đàm (đàm nhiệt khái tấu).

Ngư tinh thảo kim ngân hoa ẩm: Ngư tinh thảo 30g, kim ngân hoa 15g, bạch mao căn 30g, liên kiều 15g. Sắc lấy nước, pha thêm chút đường trắng, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm phổi cấp, viêm đường tiết niệu sốt nóng, ho, tiểu dắt, tiểu buốt, nổi ban dị ứng.

Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp hư hàn.

TS. Nguyễn Đức Quang

Món ăn, bài thuốc từ cây móp gai

Móp gai mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối trong môi trường bán ngập nước. Thân bò phình to như củ, mọc trên mặt đất, mang nhiều sẹo lá và rễ. Rễ to, ăn sâu, phát triển từ thân bò trên mặt đất. Lá có cuốn dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuốn có nhiều gai nhỏ, khi cuốn còn non gai mềm, khi cuốn lá già gai sắc nhọn. Lá xẻ thùy với những lá chét có gốc lá rộng mọc gần đối xứng. Hoa vươn cao lên trên lá, có cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh. Đọt non, phát hoa còn non, lá non kể cả cuốn và phiến đều làm rau ăn được. Thân, còn gọi là củ, được dùng làm thuốc.

Món ăn, bài thuốc từ cây móp gai

Móp gai vị cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Món ăn:

Ăn sống và bóp gỏi: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi.

Rau luộc: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau luộc ăn rất ngon và bổ.

Rau xào: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau xào với thịt, tôm và hải sản khác.

Nấu canh chua và nhúng lẩu: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu chua.

Muối dưa chua: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng muối dưa chua có hương vị rất ngon.

Món ăn, bài thuốc từ cây móp gai

Gỏi móp gai.

Bài thuốc từ móp gai:

Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng cả cây móp gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm, ngày 1 lần rất hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Dùng 30g thân rễ móp gai khô (tươi khoảng 100g), trái dứa dại khô 30g (tươi 100g), chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt: Dùng thân rễ móp gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Trị nám mặt: Củ móp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai.

Thanh nhiệt, giải độc: Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà.

Lương y Hữu Nam

Dưa chuột làm thuốc

Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, hồ qua, ngũ qua, thích qua, là loại quả rất quen thuộc với mọi người. Theo quan niệm của Đông y, dưa chuột vị ngọt, mát, vào tỳ vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề.

Một số bài thuốc thường dùng

Bài 1: Chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa mùa nắng: Dưa chuột non 1 kg, rửa sạch, thái nhỏ, đổ mật mía ngập thuốc, nấu sôi trong 10 phút, ăn nhiều lần trong 1 - 2 ngày.

Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Bài 2: Bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa: Dưa chuột gọt vỏ, nếu nhiều hạt thì bỏ ruột, rửa sạch thái khúc xào chua ngọt với thịt lợn, tôm tươi, cà chua, hành tây. Ăn cùng với cơm rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Bài 3: Thanh nhiệt, lợi tiểu: Dưa chuột 3 quả bỏ vỏ rửa sạch, thái chỉ. Thịt lợn nạc vai hoặc tai 100g luộc chín tới, thái chỉ, trộn với vừng rang, lạc rang vàng, rau thơm, gia vị làm nộm ăn cùng với cơm.

Bài 4: Hỗ trợ chữa sốt nóng: Dưa chuột 0,5kg gọt vỏ, rửa sạch ép lấy nước làm nước giải khát, có tác dụng hỗ trợ trong việc làm hạ thân nhiệt.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị viêm họng: Quả dưa già 1 quả, mang tiêu 20g. Loại bỏ hết hạt trong quả dưa, cho mang tiêu vào, phết cho đều; phơi trong râm cho đến khô. Khi dùng, cắt từng miếng để ngậm.

Bài 6: Dưỡng da mặt: Dưa chuột 200g, rửa sạch, băm nhỏ, hạnh nhân 50g, rửa sạch, giã nhỏ. Hai thứ trộn lẫn, đun sôi trong 5 phút, để nguội rồi dùng vải mỏng lọc lấy nước, thêm vào 200ml cồn 90 độ và 1g tinh dầu hoa hồng. Bôi dung dịch này lên mặt trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Bài 7: Trị nếp nhăn trên da: Dưa chuột cắt từng khoanh mỏng, đắp lên vùng da nhăn mỗi ngày khoảng 15 phút, vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài 8: Trị tàn hương: Dưa chuột thái mỏng, ngâm trong sữa bò tươi khoảng 20 phút rồi lấy nước cốt bôi lên vùng tàn hương, sau 30 phút rửa sạch bằng nước ấm.

Bài 9: Giải nhiệt mùa nóng, háo khát: Dưa chuột tươi 200g ăn sống ngày 1 - 2 lần. Hoặc dưa chuột già 200g, gọt vỏ bỏ ruột, cắt miếng, thêm chút đường ăn trong ngày.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cúc hoa làm thuốc

Hỏi: Xin cho hỏi cách thu hái cúc hoa để làm thuốc như thế nào?

(Trần Văn Cường - Hà Nội)

Trả lời: Cúc hoa còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, Hoàng cúc.

Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Cúc hoa (Flox Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. (Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ.

Cúc là cùng tận: tháng 9 hoa cúc nở sau cùng.

Mô tả cây

Cây hoa cúc trắng (Chrysanthemum sinense là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 - 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 - 2,5cm có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù dài 3,5 - 5cm, rộng 3 - 4cm, chia thành 3 - 5 thùy mép có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới nhiều lông màu trắng mốc. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá.

Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) là một cây mọc thẳng đứng cao chừng 90cm. Phiến lá hình 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu. Cụm hoa hình cầu, đường kính nhỏ hơn loài hoa cúc nói trên, thường chỉ độ từ 1 - 1,5cm (loài trên đo được 2,5 - 5cm). Hoa trong và ngoài đều màu vàng.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây hoa cúc được trồng nhiều ở ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu.

Trồng bằng mẩu thân, dài chừng 20cm. Mùa trồng tốt nhất là các tháng 5 - 6. Sau 4 - 5 tháng bắt đầu thu hoạch (trồng cuối tháng 5 thu hhoạch tháng 9, trồng trong tháng 6 thu hoạch tháng 10 - 11). Có thể trồng ngay từ tháng 3, đến tháng 6 thì phát trụi bằng đi, sau đó cây lại nẩy mầm, tháng 10 thu hoạch hoa nhiều và tốt hơn.

Thu hoạch hoa bắt đầu từ tháng 9 hay tháng 10. Tùy theo sự chăm sóc, thu hoạch được nhiều hay ít đợt. Làng Nhật Tân do tưới bằng khô dầu nên thu hoạch được nhiều đợt từ lứa đầu thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau là lứa cuối cũng có thể hái tới 7 đợt. Làng Nghĩa Trai (Hưng Yên) bón bằng phân trâu bò nên chỉ thu hoạch có 4 đợt. Lứa thu hoạch đầu và cuối kém.

Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum

Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum

Hiệu suất trồng vườn là 2 tấn khô một hecta, cúc ruộng là 850kg hoa khô 1 hecta. Sau khi thu hoạch lứa cuối cùng , người ta cuốc từng bụi thu vào một góc vườn. Không để giống ở ruộng hay ở vườn. Vì cây cúc vàng hiệu suất cao hơn cho nên hiện nay người ta thường hay trồng loại cúc vàng. Hiệu suất cúc trắng chỉ bằng 1/3 cúc vàng.

Hái hoa về, đem quây cót rồi sấy diêm sinh độ 2 - 3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, nếu hoa còn sống sẽ hỏng). Sau khi sấy diêm sinh, đem nén, trên đè càng nặng càng tốt. Nén độ 1 đêm thấy nước chảy ra đen là được, đem phơi độ 3 - 4 nắng nữa mới được. Nếu trời râm thì đêm phải sấy diêm sinh. Cứ 5 - 6kg hoa tươi cho 1kg khô.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong, thấp, thanh đầu, mục, giáng hỏa, giải độc. Dùng chữa phong mà sinh hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt.

Hiện nay cúc hoa được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.

Liều dùng 6 - 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.

Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống.

(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

của GS. ĐỖ TẤT LỢI

Hoa dâm bụt có tác dụng hạ huyết áp

Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến như lisinopril và hydrochlorothiazide cũng không hiệu quả bằng hoa dâm bụt trong điều trị huyết áp cao. Loại hoa này có tác dụng như một chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin và nó thậm chí hiệu quả hơn lisinopril. Các nhà nghiên cứu cho rằng anthocyanins (các sắc tố không hòa tan trong nước) làm cho hoa có màu đỏ sáng có thể là thành phần giúp giảm huyết áp.

Trong một nghiên cứu khác, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của hydrochlorothiazide so với cây dâm bụt và họ bất ngờ khi phát hiện ra rằng loại hoa này có tác dụng hơn so với loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến này và không gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng thường xảy ra khi sử dụng hydrochlorothiazide ở những người thực hiện kiểm tra. Ngoài ra, những tác dụng của hoa dâm bụt cũng kéo dài hơn hydrochlorothiazid.

Loại trà làm từ hoa dâm bụt dưới đây có thể làm giảm huyết áp của bạn mà không có tác dụng phụ như thuốc huyết áp.

Thành phần

1 bông hoa dâm bụt

1 cốc nước

1 nhánh đinh hương (tùy bạn)

1 thanh quế nhỏ (tùy bạn)

Phương pháp chế biến:

Đun nước nóng. Thả đinh hương, quế và đợi cho tới khi nước bắt đầu sôi, sau đó thả cánh hoa dâm bụt vào và giảm nhiệt độ. Đậy nắp bình và đợi nguội bớt rồi thưởng thức.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ THS)

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Kinh nghiệm nhân dân thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.

Một số bài thuốc giải cảm thường dùng:

Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Húng chanh phối hợp với gừng tươi trị cảm cúm.

Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 - 10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em

Ngoài ra, để chữa ho do viêm họng, khản tiếng, dùng một trong các cách sau:

- Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần.

- Lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

- Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 - 2 lần.

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Húng chanh phối hợp với đường phèn chữa ho, viêm họng.

- Trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 - 3 lần trong ngày.

BS. Thu Vân

Hạt muồng, vị thuốc cổ truyền giúp mát gan sáng mắt

Theo y học cổ truyền, thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn, có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện,…

Hạt muồng là hạt của cây muồng. Muồng là loại cây nhỏ, lá mọc so le, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Hoa mọc ở kẽ lá màu vàng tươi. Quả hình trụ dài, trong chứa 15 - 25 hạt. Hạt muồng hình trụ 2 đầu vát chéo màu nâu xỉn, bóng, trông như viên đá lửa. Khi thu hái lấy quả, phơi thật khô, đập lấy hạt, sao hạt nhỏ lửa đến khi thơm, tùy theo yêu cầu điều trị có thể sao vàng hay sao cháy vị thuốc là thảo quyết minh hay quyết minh tử.

Một số đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện: Thảo quyết minh 30g, gạo tẻ 100g. Thảo quyết minh rửa sạch, sao qua, gạo tẻ vo sạch. Hai thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện, thanh can ích thận, dùng thích hợp cho những người hay bị đau đầu do phong tà, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực, táo bón mạn tính, tăng huyết áp, béo phì và rối loạn lipid máu.

Hạt muồng.

Chữa chứng khó ngủ, mất ngủ, tim hồi hộp: Thảo quyết minh 15g, tâm sen (sao khô) 6g, mạch môn (bỏ lõi, giã dập) 15g. Sắc nước uống (thời gian dùng thuốc kiêng cà phê, nước chè đặc).

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Thảo quyết minh sao cháy 12g, hoa hòe (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g, dùng dưới dạng hãm, uống thay trà trong ngày. Một liệu trình 3 - 4 tuần.

Chữa hắc lào: Thảo quyết minh 20g, rượu 40 - 50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.

Chữa nấm ngoài da: Thảo quyết minh (sao khô, giã nát) 20g, cồn 50 độ 100ml. Cho thảo quyết minh vào lọ sạch có nút kín rồi rót cồn 50 độ vào, nút kín, mỗi ngày lắc một lần. Sau 10 ngày rút lấy cồn, bỏ bã, cho cồn thuốc thảo quyết minh vào lọ sạch nút kín để bảo quản. Tẩm cồn thuốc vào bông hút bôi lên nơi nhiễm nấm. Ngày bôi 3 - 4 lần liên tục đến khi khỏi.

Chữa đau mắt đỏ, mờ mắt: Thảo quyết minh sao cháy 12g, cúc hoa vàng 6g, hoàng liên 8g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang. Một liệu trình khoảng 2 - 3 tuần.

Trị táo bón: Dùng thảo quyết minh sao vàng, liều 16 - 20g/ngày, dưới dạng hãm, uống thay trà trong ngày cho tới khi phân nhuận. Hoặc: Thảo quyết minh, me chín (lấy cơm bỏ hạt), lượng bằng nhau, sấy khô tán bột mịn trộn mật ong vừa đủ làm viên, mỗi lần uống 10 - 20g trước lúc ngủ có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, đại tiện khó, nhất là về mùa hè nóng nực, cơ thể mất nhiều mồ hôi, tân dịch hao tổn...

Lưu ý: Trường hợp tiêu chảy không dùng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga